Sáng 9/11/2021, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tổ chức hội thảo “75 năm Hiến pháp Việt Nam” nhân kỷ niệm 75 năm ngày Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, chào mừng ngày pháp luật Việt Nam (9/11). Tham dự Hội thảo có đồng chí PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn - Nguyên ủy viên thường trực BCĐ Cải cách tư pháp Trung ương, đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối Đại học Cao đẳng TP. HCM, đồng chí PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh – Phụ trách trường ĐHSPKT TPHCM cùng với sự có mặt của hơn100 tác giả là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý và quý thầy cô là các giảng viên đang công tác tại hơn 30 trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu trong cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh – Phụ trách trường ĐHSPKT TPHCM nhận định, kể từ khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, xác lập nền tảng cho thiết lập bộ máy nhà nước, ghi nhận những chuẩn mực pháp lý của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đến nay, chúng ta đã có các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp được ban hành năm 2013. Có thể khẳng định, mỗi bản Hiến pháp Việt Nam đều được ra đời trong những hoàn cảnh rất khác biệt. Dù các bản Hiến pháp Việt Nam được ra đời trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, song tư tưởng cốt yếu luôn được các bản Hiến pháp đề cập là đạo luật về chủ quyền nhân dân, Hiến pháp khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước - quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân trao cho và để phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Các bản Hiến pháp Việt Nam đã làm tốt vai trò thể chế hoá chủ trương, đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ chính trị đến chế định quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Với chủ đề Hội thảo “75 năm Hiến pháp Việt Nam”, đồng chí hi vọng sẽ tạo được không gian học thuật để các nhà khoa học không chỉ đề cập đến việc tổng kết những thành tựu lập hiến ở Việt Nam mà còn gợi mở thêm nhiều vấn đề khoa học hiến pháp mới góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về khoa học hiến pháp hướng tới kỷ niệm 100 thành lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối Đại học Cao đẳng TP. HCM Hội thảo là đợt sinh hoạt nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật cho Đảng viên và giảng viên. Hội thảo, giúp đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo trong khối, báo cáo viên có thêm chất liệu sinh động, bổ sung dữ liệu lịch sử, hệ thống pháp lý vững chắc để tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt hơn công tác giáo dục trong thời gian tới.
Sau gần 2 tháng chuẩn bị Hội thảo “75 năm Hiến pháp Việt Nam” Hội thảo đã nhận được 75 bài viết với nhiều nội dung khác nhau, đến từ hơn 100 tác giả là các nhà Khoa học đang công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước. Điều này đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tác giả về Chủ đề của Hội thảo.
Tại Hội thảo, đã đặt ra nhiều vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ như:về vai trò là bản văn tổ chức quyền lực nhà nước, Hiến pháp Việt Nam xác lập cơ cấu, các quy tắc tổ chức, vận hành và mối quan hệ giữa các cấu phần cơ bản của bộ máy nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp (quốc hội/nghị viện), cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (tòa án). Trong điều kiện xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và quan điểm “Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ” hay làm rõ hơn nội hàm tư pháp độc lập, nhất là độc lập trong hoạt động xét xử của toà án nhân dân; cần cụ thể hoá vai trò là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân đòi hỏi hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm. Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của hiến pháp còn được phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền, cụ thể như thông qua hệ thống toà án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hay toà án hiến pháp... ; thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam điều này xuất phát từ bản chất của hiến pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân và phải được thông qua với sự đồng ý của nhân dân. Ở một quốc gia càng dân chủ, nhà nước càng áp dụng nhiều biện pháp để người dân có thể tự do và thuận lợi đóng góp ý kiến vào việc xây dựng hiến pháp, cũng như vào việc bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp; hiện thực hoá cơ chế bảo hiến (hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp, kiểm hiến, giám sát tư pháp hoặc tài phán hiến pháp phù hợp với điều kiện chính trị xã hội Việt Nam; làm rõ hơn nội dung nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp gữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3173 | lượt tải:680Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2213 | lượt tải:179Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2481 | lượt tải:182Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2675 | lượt tải:275