Nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn tại các trường đại học

Thứ tư - 03/07/2024 08:25

Chiều ngày 02/07, Công đoàn cơ sở Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở tại các trường đại học trong tình hình mới” thu hút đông đảo cán bộ công đoàn các trường đại học tại TP.HCM tham gia.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn với vai trò là một thiết chế quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển các trường đại học. Chính vì vậy, trong bối cảnh của sự phát triển không ngừng và việc hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng sẽ dẫn đến nhiều yếu tố cần đổi mới ở hoạt động tổ chức công đoàn. Mục đích của việc tổ chức tọa đàm là nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ công đoàn và công đoàn viên tại các trường đại học chia sẻ kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn – Đây cũng là hoạt động cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Quang cảnh tọa đàm

Tọa đàm được chia làm 2 phiên thảo luận với 6 tham luận được trình bày. Mở đầu phiên thứ nhất với tham luận“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM trong tình hình mới” của ThS. Đặng Kiên Cường – Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã đi sâu phân tích về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chất lượng hoạt động công đoàn nói chung và tại các cơ sở giáo dục đại học nói riêng như phương thức tập hợp người lao động còn mang nặng tính hành chính; người lao động chưa hiểu được một cách đầy đủ về vai trò chức năng của tổ chức công đoàn; công tác kiểm tra thực hiện pháp luật lao động trong các công đoàn bộ phận chưa thường xuyên; một số chủ doanh nghiệp “chưa tạo điều kiện” cho người lao động tham gia hoạt động, thành lập tổ chức công đoàn, nên tìm mọi cách để trốn tránh khi có cán bộ công đoàn của công đoàn cấp trên cơ sở về tuyên truyền vận động. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; xây dựng nguồn tài chính cho công đoàn; đổi mới nâng cao công tác vận động phát triển đoàn viên; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn để đáp ứng tình hình mới; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.

TS Lê Trường Sơn – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM phát biểu khai mạc buổi tọa đàm
TS. Lê Trường Sơn – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. HCM phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

Từ góc độ thực tiễn hoạt động Công đoàn tại Trường Đại học Luật TP.HCM, TS. Lê Thế Tài – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Đại học Luật TP.HCM đã chia sẻ những giải pháp đổi mới chất lượng hoạt động của công đoàn như: sửa đổi xây dựng hệ thống quy định về công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ; tham gia cùng với Ban Giám hiệu trường trong việc phối hợp trong công tác hợp tác, đối ngoại; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công đoàn viên và người lao động. Từ kết quả hoạt động thực tiễn đã đạt những kết quả nhất định trong việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, thân thiện trong môi trường làm việc; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có chuyên môn nghiệp vụ.

ThS Lê Thị Hiệp Phó Chủ tịch CĐ ĐH Y Khoa PNT phát biểu
ThS. Lê Thị Hiệp - Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phát biểu

Đi sâu vào các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, ThS. Lê Thị Hiệp - Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ những hạn chế cũng như giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong tình hình hiện nay. Theo đó, từ thực tiễn kinh nghiệm của đơn vị là chủ động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW và chủ trương của cấp ủy đảng, đã chú trọng việc tổ chức sắp xếp kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động công đoàn các cấp; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy chế, quy định trong hoạt động tạo cơ sở pháp lý góp phần đưa hoạt động công đoàn đi vào nề nếp, nhất quán. Phối hợp với Ban Giám hiệu trong thực hiện chủ trương cải cách hành chính và chuyển đổi số góp phần giảm bớt khối lượng công việc và thủ tục trong hoạt động hành chính công đoàn; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo về nhận thức lý luận, thực tiễn hoạt động công đoàn; khuyến khích cán bộ công đoàn phát huy vai trò trong hiến kế, đề xuất trong đổi mới, sáng tạo từ đặc thù tại từng cơ sở công đoàn trực thuộc.

Tiếp nối, tại phiên thứ hai của tọa đàm, nhiều bài học kinh nghiệm về triển khai thực hiện công tác nữ công tại các trường đại học; sự phối hợp của công đoàn cơ sở trong tổ chức hội nghị viên chức, người lao động hàng năm đáp ứng yêu cầu mới trong luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và một số chế độ, quyền lợi của người lao động tại cơ sở giáo dục đại học đã được các diễn giả chia sẻ.

Theo ThS. Trần Thị Ánh Minh – Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Luật TP.HCM, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ có những quy định đổi mới trong việc tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động hàng năm mà còn tập trung đổi mới phương thức đôn đốc, triển khai việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị. Chính vì vậy, thông qua việc phối hợp tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động hàng năm, Công đoàn cơ sở góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc công bằng, bền vững và phát triển, đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động tại các trường đại học.

Chia sẻ về một số quyền lợi cơ bản của người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, TS. Đinh Thị Chiến – Giảng viên dạy môn Luật Lao độngcủa Trường Đại học Luật TP. HCM lưu ý rằng:ngoài quy định của pháp luật, quyền lợi của người lao động còn được quy định trong các văn bản nội bộ của cơ sở giáo dục đại học như thoả ước lao động tập thể, quy chế lương thưởng đối với các cơ sở tư thục; hoặc quy chế thu chi nội bộ đối với các cơ sở giáo dục công lập. Một nguyên tắc quan trọng của pháp luật mà cán bộ công đoàn cần biết để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động là các quy định nội bộ không được trái với quy định của pháp luật.

Ths Huỳnh Công Ba Phó Ban Cán sự Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động TP HCM
Ths. Huỳnh Công Ba - Phó Ban Cán sự Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động TP.HCM

Theo Ths. Huỳnh Công Ba - Phó Ban Cán sự Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động TP.HCM, những ý kiến đóng góp và giải pháp được đề xuất tại tọa đàm sẽ tiếp tục là nền tảng quan trọng giúp các công đoàn viên tại các trường đại học cùng nhau phát triển, nâng cao hiệu quả công việc trong bối cảnh mới.

Tác giả bài viết: Nguyễn An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dcsvn
dbhcm
vankiendang
tuyengiao vn
gia tri tu tuong ho chi minh la khong the phu nhan
90 NAM TG
gdtd
covid 19
Văn bản mới nhất

Số 25-HD/BTCTW

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:3172 | lượt tải:679

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:2213 | lượt tải:179

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:2481 | lượt tải:182

Đề cương tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)

Lượt xem:2675 | lượt tải:275
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây