Ngày 7/11/2023 tại trường Đại học Tài chính – Marketing, Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Tài chính - Marketing tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và vấn đề hội nhập quốc tế hiện nay" nhân kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917-7/11/2023).
Đến tham dự Hội thảo có đồng chí Lâm Hữu Đức, Trưởng Phòng Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy; đồng chí Hồ Thủy Tiên, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài chính – Marketing; cùng các đồng chí là đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo của các cấp ủy cơ sở trực thuộc đảng bộ Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố, các đồng chí đại diện cho các cấp ủy chi bộ thuộc đảng bộ Trường Đại học Tài chính - Marketing, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các giảng viên thuộc các trường đại học trên toàn quốc có tham gia viết bài cho Hội thảo.
Phát biểu Khai mạc Hội Thảo, đồng chí Lê Trung Đạo – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing cho rằng với mục đích công bố những kết quả nghiên cứu mới về văn kiện Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943. Khẳng định lại giá trị, vai trò và ý nghĩa của văn kiện Đề cương về văn hoá Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; Rút ra những bài học kinh nghiệm về việc vận dụng sáng tạo Đề cương về văn hoá Việt Nam vào quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là lý do mà Trường Đại học Tài chính-Marketing phối hợp với ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Tp. HCM tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “"Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và vấn đề hội nhập quốc tế hiện nay". Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 70 tham luận của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người trực tiếp làm công tác văn hoá, nghệ thuật trong cả nước. Ban tổ chức chúng tôi đã lựa chọn được 50/70 bài tham luận xuất sắc nhất để trình bày, thảo luận tại Hội thảo. Hầu hết các tham luận đều tập trung khai thác, làm rõ 2 nội dung: 1. Những vấn đề lý luận từ Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943; 2. Ý nghĩa của Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 đối với phát triển đất nước hiện nay.
Trình bày tham luận tại Hội thảo, TS Nguyễn Thị Túy đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo tóm tắt tham luận: “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của đảng ta về văn hóa” đã nêu lên những nội dung như Ba nguyên tắc “Dân tộc hoá-Đại chúng hoá-Khoa học hóa” được nêu ra trong bản Đề cương vẫn là những giá trị cơ bản, cốt lõi, là động lực phát triển văn hóa hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, những giá trị cốt lõi mang tính chiến lược, định hướng xây dựng nền văn hóa mới của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta tiếp tục kế thừa, bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, lý luận về văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển ở tầm cao mới, góp phần tích cực vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Hay TS. Lê Quang Cần có nhấn mạnh việc khai thác giá trị văn hóa để chuyển hóa thành giá trị kinh tế đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển mới; đồng thời, lợi nhuận kinh tế từ khai thác giá trị văn hóa sẽ quay trở lại tái đầu tư đối với ngành văn hóa, góp phần bảo tồn, tôn tạo, lan tỏa giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trong hiện tại và tương lai, cụ thể từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề cương, tác giả còn đánh giá khái quát những thành tựu to lớn của việc phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam theo tư tưởng cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam, cũng như nêu ra một số vấn đề tồn tại, hạn chế. Để khai thác tối ưu các nguồn lực văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa theo định hướng của Đảng, Nhà nước nhóm tác giả đã đề xuất 7 giải pháp pháp đồng bộ, bao quát.
Đặc biệt, các tác giả tham gia phát biểu còn đề xuất các giải pháp giáo dục, bồi dưỡng thẩm mỹ và nhận thức đúng đắn về văn hóa cho sinh viên để nâng cao bản lĩnh, “hòa nhập nhưng không hòa tan”, chống lại sự “xâm lăng văn hóa” trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay với các tham luận Phát huy giá trị thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong việc giáo dục truyền thống, văn hóa cho học sinh, sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 với việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh đa văn hóa hiện nay; Tư tưởng cốt lõi của Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 đối với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta trong hiện tại và tương lai; Tư tưởng cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Namnăm 1943 đối với sự phát triển văn hóa Thành phố HồChí Minh”.
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối khẳng định sau hơn tám tháng chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng, với trách nhiệm của tất cả các tập thể, cá nhân trong Ban Tổ chức Hội Thảo, Hội thảo đã được tổ chức thành công, cơ bản đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Đồng thời tiếp tục tiếp thu những ý kiến tham luận, thảo luận tại Hội thảo để bổ sung, biên tập Kỷ yếu làm tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền ở trường đại học, cao đẳng thuộc Đảng bộ Khối trong thời gian tới.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:145 | lượt tải:46Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3327 | lượt tải:730Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2304 | lượt tải:207Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2586 | lượt tải:205