Quan điểm, giải pháp lý luận và thực tiễn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Thứ tư - 31/08/2016 13:37
CCSĐT - Ngày 21-11, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học: Về một số quan điểm, giải pháp lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Quan điểm, giải pháp lý luận và thực tiễn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Tham dự Hội thảo có PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương, các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, thành viên Ban Chủ nhiệm Đề tài cùng cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Cộng sản. TS. Phạm Tất Thắng, PGS, TS. Nguyễn Linh Khiếu chủ trì Hội thảo.

Hội thảo nằm trong chương trình nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.06/11-15 do TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Cộng sản làm chủ nhiệm.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Phạm Tất Thắng nêu rõ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một vấn đề lý luận và thực tiễn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận và hoạt động thực tiễn hơn một thế kỷ qua. Rất nhiều trí tuệ của nhân loại đã suy tư, trăn trở và đề xuất kiến giải, dự báo, thể nghiệm về vấn đề này. Trong phê phán Cương lĩnh Gôtha, C. Mác đã chỉ rõ: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ rõ 2 con đường của sự quá độ: quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ các xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cả 2 con đường lên chủ nghĩa xã hội đều tuân thủ nghiêm ngặt và biện chứng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, xem xét lịch sử nhân loại là một quá trình lịch sử tự nhiên, bao hàm trong đó sự vận động, biến đổi với toàn vẹn tính liên tục, đứt đoạn, tuần tự và nhảy vọt. 

Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã xác định cách mạng Việt Nam muốn đi đến thành công, trước hết là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, rồi sau tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Kiên định con đường đã chọn, từ đó đến nay, nhận thức, quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ngày càng sáng rõ, có bước phát triển mới phù hợp với thời đại. Điều này thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) với việc khái quát những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. 

Bối cảnh và điều kiện cho việc thực hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay mang nhiều đặc điểm mới, cần phải được nghiên cứu, làm rõ. Với tinh thần đó, TS. Phạm Tất Thắng mong muốn tại Hội thảo các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Hơn 30 báo cáo khoa học gửi đến ban tổ chức Hội thảo và các ý kiến thảo luận đã tập trung phân tích, làm rõ một số nội dung: 

- Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính chất, đặc điểm, nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 

- Những thành tựu cũng như hạn chế trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ quá độ ở nước ta. 

- Vấn đề xác định thời hạn thời kỳ quá độ, phân kỳ thành bước đi, chặng đường với các hình thức, tiêu chí xác định.

- Nội hàm, tính chất, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; tiêu chí xác định kết thúc thời kỳ quá độ.

- Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa: Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và thượng tầng kiến trúc tư bản chủ nghĩa; tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất, xã hội phát triển nhanh, rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội.

- Nhân tố chủ quan, khách quan trong thời kỳ quá độ; mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các định chế xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Yếu tố thời đại và tác động của yếu tố thời đại đến nhận thức cũng như thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ góc độ quốc phòng - an ninh, với các vấn đề quốc tế và khu vực.

- Các giải pháp lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục làm rõ trong nghiên cứu về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Linh Khiếu cảm ơn sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các nhà khoa học, nghiên cứu, góp phần vào thành công của Hội thảo. Qua Hội thảo này, nhận thức trong nghiên cứu về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa hiện nay ở nước ta đã tiến thêm một bước. Theo PGS, TS. Nguyễn Linh Khiếu, để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, cần xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan lịch sử gần 100 năm qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực, phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn thời kỳ quá độ với những thành tựu, hạn chế để tìm giải pháp cho các vấn lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay./. 

Đức Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
dcsvn
dbhcm
vankiendang
tuyengiao vn
gia tri tu tuong ho chi minh la khong the phu nhan
90 NAM TG
gdtd
covid 19
Văn bản mới nhất

Số 25-HD/BTCTW

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:1404 | lượt tải:519

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:716 | lượt tải:83

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:726 | lượt tải:83

Đề cương tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)

Lượt xem:1064 | lượt tải:186
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây