Ngày 27/11/2020, Đảng ủy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh trân trọng tổ chức Hội thảo khoa học “Di sản lý luận của Phriđơrich Ăngghen - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại” kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Phriđơrich Ăngghen (28/11/1820 – 18/11/2020), nhằm tôn vinh, tri ân công lao, đóng góp vĩ đại của Ph.Ăng- ghen đối với kho tàng lý luận của nhân loại và phong trào công nhân, cách mạng vô sản thế giới; khẳng định sự kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng và Nhân dân ta.
Đến tham dự Hội thảo có đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Trương Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, các nhà khoa học, các tác giả có bài viết tham gia hội thảo của gần 40 trường học của cả nước, các đồng chí đại diện cho cấp ủy các chi bộ trực thuộc Đảng bộ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
Đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân nhấn mạnh lịch sử chính trị phát triển của các chính đảng trong thế giới cận, hiện đại đã chứng minh, bất kỳ chính đảng nào ra đời cũng có chủ nghĩa của nó, bởi có chủ nghĩa mới có thể tổ chức thành chính đảng. Theo đó, một chính đảng mạnh bao giờ cũng phải có chủ nghĩa “làm cốt” và nền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phương hướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo Lý luâṇ cuả Ăngghen phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Lý luâṇ cuả Ăngghen và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cách mạng thành công, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nỗ lực xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ công cuộc đổi mới, viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng cao. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm đổi mới, một lần nữa khẳng định sức sống bền vững của Lý luâṇ cuả Ăngghen, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đúng đắn của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng của Mác cùng với Lý luâṇ cuả Ăngghen đã, đang và sẽ là ngọn đuốc dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Thay mặt Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối, đồng chí Khánh Vân đã cảm ơn các nhà khoa học đã gửi bài viết đến Hội thảo. Những bài viết của các nhà khoa học, giảng viên gửi về chính là tình cảm tri ân, sự kính trọng sâu sắc đối với Ăngghen - nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại tiến bộ; đồng thời đây cũng là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu.
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học “Di sản lý luận của Phriđơrich Ăngghen - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại”
Tại Hội thảo đã có nhiều ý kiến nêu bậc những cống hiến đặc sắc của Ph.Ăngghen về kinh tế, quân sự trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, vận dụng những di sản đặc sắc đó vào chiến lược phát triển đất nước hiện nay.
Kết luận buổi Hội thảo, PGS.TS Đoàn Đức Hiếu thay mặy đoàn chủ trì cho rằng phương pháp luận, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, tư duy biện chứng của Ph.Ăng-ghen nói riêng là một hệ thống tri thức quý báu, đòi hỏi cần tiếp tục được nghiên cứu nghiêm túc để có thêm cơ sở khoa học cho bổ sung, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học; để tiếp tục đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng cuả viêc̣ nghiên cứu lý luận của Ph.Ăng-ghen đối vơí giảng viên, sinh viên và nhưñ g ngươì làm công tác tuyên giáo.
Trong thời gian ngắn, Ban Biên tập đã nhận được gần 90 bài viết và lựa chọn được 51 bài của 73 tác giả thuộc 40 trường đại học trên cả nước tham gia để đưa vào Kỷ yếu. Những bài viết của các giảng viên, các nhà khoa học chính là tình cảm tri ân, sự kính trọng sâu sắc đối với Ph.Ăng-ghen - nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại tiến bộ; đồng thời đây cũng là dịp để đẩy mạnh nghiên cứu, giảng dạy, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Ph.Ăng-ghen phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn mới.
Quan cảnh buổi Hội thảo