Một ngày mưa cuối tuần tháng 7, khi đang lướt facebook, newfeed của một người bạn bất chợt nổi lên cùng tấm lịch với bút chú của Khổng Minh “Đối với việc nước, hết hơi hết sức, làm cho đến chết mới thôi”, tôi bàng hoàng được tin bác Trọng mất.
Bác Trọng - đó là cách gọi thân thương mà trước đây người dân Việt Nam chỉ dành cho duy nhất một người – bậc vĩ nhân - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không biết từ khi nào chữ “Bác” thân thương đã được người dân dành thêm cho cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - người nối gót Bác trên nhiều phương diện: hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự lý tưởng Cộng sản vì nước vì dân.
Tôi nhớ cách đây 5 năm, khi được tham gia một lớp quản lý cấp vừa tại đơn vị, chúng tôi được học với những báo cáo viên từ Thủ đô Hà Nội vào - lúc đó “lò của bác Trọng” cũng đã bắt đầu ấm lên với những vụ nổi cộm liên quan đến các chính khách lớn cấp trung ương, bộ hoặc ngang Bộ, đồng chí báo cáo viên khi nhắc đến Tổng bí thư đương nhiệm với một thái độ rất thành kính vừa xen lẫn ấm áp yêu thương “bác kính yêu”. Đông chí ấy kể rất nhiều về Bác, về những niềm tin Bác đem đến cho người dân Thủ đô nói riêng. Thú thật tôi có chút ngạc nhiên và trong lòng thầm nghĩ con người này phải được yêu quý đến nhường nào thì mới có một chỗ đứng vững chãi trong trái tim vị giáo sư này và người dân thủ đô đến vậy.
Nhiều người trẻ như tôi, sống xa quê, hằng ngày bươn chải với công việc với những mối quan tâm thường trực cơm áo gạo tiền thật sự không phải ai cũng quan tâm quá nhiều đến chính trị, cũng ít khi bàn luận ông này bà kia làm chức tước gì. Ấy vậy mà chúng tôi những năm tháng này đã bắt đầu sôi nổi đến việc hôm nay có một thanh củi tươi hay củi khô bị đẩy vào lò theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Cũng lâu rồi, chuyện quan tham ô, lạm phát, … như đã thành một phần tất yếu của xã hội. Bởi vậy, khi những vụ việc xử lý hình sự, xử phạt không có vùng cấm, khi những vị quan tham liên tiếp có tên trong danh sách bóc lịch thì lòng người dân cả nước bừng tỉnh và cùng thổi bùng một niềm tin. Cụm từ được nhắc nhiều trong các cuộc đàm luận của người trẻ - kể cả những người trước đây không màng về chính trị lại là “Lò của cụ Tổng lại nóng”.
Lò của cụ Tổng nóng lên thì quan tham sẽ bớt lại, lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng cao, đất nước sẽ phát triển mạnh giàu.
Hôm nay một ngày mưa, trời đất cũng đầm đìa dõi theo chuyến xe tang của Người. Dòng người với những khóe mắt đỏ hoe dài như vô tận trên những con phố xe qua. Trên khắp cả nước chung một niềm tiếc thương kính cẩn.
Mỗi người có một cách lưu danh, bậc vĩ nhân ghi tên mình bởi sự kính trọng trong trái tim người dân. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại di sản to lớn: "Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất", "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!". Tiễn biệt một nhân cách, xứng đáng là một học trò lớn của bác Hồ kính yêu - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!
Tác giả bài viết: Hoàng Lan - Kiên Cường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:131 | lượt tải:39Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3316 | lượt tải:726Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2295 | lượt tải:203Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2565 | lượt tải:201