Ngày 8/5, tại trường Đại học Việt Đức, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tham dự buổi làm việc cùng với Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thành Đoàn, Trưởng Phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM; đồng chí Nguyễn Thị Là, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối Đại học, Cao đẳng TP. Đại diện lãnh đạo Nhà trường có đồng chí Hà Thúc Viên, Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; Tiến sĩ Prof René Thiele, Hiệu trưởng Nhà trường.
Báo cáo tại buổi khảo sát, đồng chí Hà Thúc Viên, Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Nhà trườngcho biết mô hình Trường Đại học Việt Đức được xây dựng trên nền tảng và kinh nghiệm phát triển nền giáo dục đại học đã thành công của CHLB Đức, là dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức với mục tiêu xây dựng một đại học nghiên cứu tiêu chuẩn Đức tại Việt Nam. Do vậy, Trường Đại học Việt Đức có những đặc thù riêng so với các trường đại học công lập khác ở Việt Nam. Điều này tạo cho Trường một mặt, những lợi thế riêng để phát triển, mặt khác cũng làm cho Trường phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn đầu, nhưng có thể khẳng định rằng, trong lĩnh vực đào tạo, Trường đã cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có khả khả năng làm việc độc lập, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, sẵn sàng phục vụ công việc, có thể làm việc cho cả khu vực công và khu vực tư, trong lĩnh vực nghiên cứu hay khu vực công nghiệp, doanh nghiệp trong hoặc quốc tế; có khả năng ngoại ngữ thông thạo (cả Tiếng Anh và tiếng Đức). Đây là kết quả của sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ của hai Chính phủ Việt Nam và Đức, của các trường đại học đối tác Đức và của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Đại học Việt Đức. Về góc độ ngoại giao và hợp tác quốc tế, dự án VGU có ý nghĩa và giá trị vượt ngoài khuôn khổ một dự án hợp tác giáo dục đại học xuyên quốc gia giữa Việt Nam và CHLB Đức. VGU trở thành cầu nối và biểu tượng trong hợp tác chiến lược và hữu nghị giữa Việt Nam và CHLB Đức. Bên cạnh đó, sự thành công này cũng sẽ tạo niệm tin cho các đối tác quốc tế khác trong việc hợp tác và đầu tư vào giáo dục đại học tại Việt Nam.
Đồng thời, quá trình đàm phán để sửa đổi chương trình đào tạo cũng mất khá nhiều thời gian Riêng trong lĩnh vực xây dựng chương trình đào tạo, đặc biệt là chương trình đào tạo về lý luận chính trị, do ngay từ ban đầu, các chương trình đào tạo được “nhập khẩu” toàn bộ và được cấp bằng của trường đại học đối tác Đức và do sự khác biệt trong văn hóa hàn lâm, nên trong thiết kế chương trình không có các nội dung liên quan đến giáo dục về lý luận chính trị. và công sức do kế hoạch giảng dạy của các đại học đối tác được phân bổ đều theo năm học nên việc bố trí thời gian để đào tạo thêm một số module về lý luận chính trị và giáo dục quốc phòng cũng cần được sắp xếp kỹ về mặt thời gian để không làm kéo dài thời gian đào tạo của mỗi khóa học, mặt khác việc không đưa các yếu tố chính trị vào Trường đã được hai bên thống nhất ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, nhà trường đã ý thức được việc cần tuân thủ các quy định về khung chương trình đào tạo của bậc đại học nên trong thời gian tới, nhà trường sẽ từng bước đưa chương trình giáo dục an ninh quốc phòng vào trong chương trình đào tạo và tiếp tục đàm phán với phía Đức để dần đưa giáo dục lý luận chính trị vào trong chương trình, trên tinh thần vừa hợp tác để phát triển vừa tôn trọng thể chế chính trị của cả hai bên.
Trong năm học 2023-2024, Trường Đại học Việt Đức đã triển khai tổng cộng 17 chương trình đào tạo/tổng số 23 chương trình đào tạo, trong đó có 10 chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ và 7 chương trình đào tạo trình độ đại học thuộc 6 khối ngành chuyên sâu về khoa học – kỹ thuật - công nghệ như: Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng – Kiến trúc, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật sản xuất và Môi trường, Khoa học máy tính; và Kinh tế và quản lý. Nhà trường đã và đang đào tạo hơn 5.000 sinh viên và học viên cao học trong đó 1.647 sinh viên và học viên đã tốt nghiệp.Nhà trường đang nghiên cứu các hình thức tổ chức giáo dục các môn giáo dục quốc phòng và lý luận chính trị phù hợp với điều kiện nhà trường. Tuy nhiên, do lịch năm học của các trường khá khác nhau và chương trình học khá nặng nên nhà trường đang cân nhắc để có thể thiết kế chương trình và bố trí lịch học cho phù hợp.
Đoàn Khảo sát ghi nhận và đánh giá cáo những nổ lực của tập thể Nhà trường trong thời gian vừa qua, mong muốn trong thời gian tới lãnh đạo Nhà trường quan tâm triển khai thực hiện những nội dung trong Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp linh động với đặc thù của Trường.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2615 | lượt tải:596Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:1757 | lượt tải:146Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2021 | lượt tải:154Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2212 | lượt tải:251