Sáng ngày 14/5, tại trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tham dự buổi làm việc cùng với Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thành Đoàn, Trưởng Phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM; đồng chí Nguyễn Thị Là, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối Đại học, Cao đẳng TP. Đại diện lãnh đạo Nhà trường có đồng chí Trần Trọng Đạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; đồng chí Võ Hoàng Duy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định việc thực hiện các nội dung Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư trong thời gian qualuôn được Lãnh đạo Nhà trường chú trọng quan tâm hàng đầu, đặc biệt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể như bắt đầu bằng việc xây dựng mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra môn học và chuẩn đầu ra mong đợi. Đặc thù của các môn Lý luận chính trị không chỉ giúp sinh viên đạt được về mặt kiến thức (cơ bản, chuyên sâu) về Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn đảm bảo về mặt tư tưởng chính trị để “trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”. Nội dung giảng dạy các môn Lý luận chính trị cần phải xây dựng dựa trên cơ sở chuẩn đầu ra, là phương pháp tiếp cận không những của môn học mà còn là của ngành đào tạo. Xây dựng, vận hành chương trình dựa trên kiến thức kỹ năng mà sinh viên tiếp thu và thể hiện thành công khi ra trường; Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng hệ thống E-learning trong giảng dạy được Nhà trường áp dụng hiệu quả. Người học có thể truy cập vào E-learning bất kỳ nơi đâu như tại nhà, tại những điểm Internet công cộng. Ngoài ra, thông qua hệ thống E-learning, giảng viên bộ môn lý luận chính trị TDTU có thể kiểm tra đánh giá sinh viên một cách khách quan, hạn chế sự đánh giá chủ quan của người dạy, đồng thời tạo ra sự công bằng cho người học trong toàn Trường khi không còn quá phụ thuộc vào kiểm tra đánh giá chủ quan của từng giảng viên. Trong công tác khảo thí, Nhà trường triển khai đa dạng các hình thức đánh giá như: thuyết trình, kiểm tra trên E-learning, thảo luận, tương tác trên lớp hoặc sinh viên làm clip thực tế theo chủ đề sẽ là các hình thức kiểm tra đánh giá hết sức phong phú qua đó đánh giá, phân loại được người học; Mỗi một học kỳ, Nhà trường triển khai lấy ý kiến hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên trước và sau khi thi học kỳ, trong đó có giảng viên các môn lý luận chính trị. Đối với những ý kiến nhận xét hài lòng chưa cao của sinh viên về giảng viên và lặp đi lặp lại từ 2 lần trở lên, Nhà trường phân công Khoa KHXH&NV xây dựng giải pháp để cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Ngoài ra, với hệ thống hỗ trợ giảng dạy hiện nay thông qua hệ thống E-learning, ngay sau khi kết thúc môn học giảng viên phải lưu tất các các minh chứng về giảng dạy và điểm số để phục vụ công tác lưu trữ và hậu kiểm của thanh tra đào tạo Nhà trường bất cứ khi nào.
TDTU luôn đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn giảng viên Lý luận chính trị, bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giảng viên Lý luận chính trị không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua hoạt động học tập nâng cao chuyên môn và nghiên cứu khoa học. TDTU luôn chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn liền với thực tiễn. Đồng thời, hiện nay, tập thể lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giảng viên Lý luận chính trị thông qua đẩy mạnh công tác tuyển dụng mới nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học. Đảng ủy - Ban Giám hiệu Nhà trường cũng không ngừng nâng cao việc học tập trình độ lý luận chính trị từ trung cấp đến cao cấp chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức thuộc diện quy hoạch và viên chức lãnh đạo, quản lý của Nhà trường, đội ngũ đảng viên nòng cốt hàng năm, đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, đã có hơn 100 viên chức của Trường hoàn thành trình độ lý luận chính trị từ mức trung cấp lý luận chính trị trở lên theo lộ trình và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Trường.
TDTU đã sáng tạo và tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện người học có phẩm chất đạo đức và bản sắc văn hoá riêng thông qua Chương trình giáo dục 3 nội dung đạo đức như: “Học tập đạt kết quả tốt để báo hiếu cha mẹ; Tôn trọng pháp luật và quy định của Nhà trường; Không ích kỷ và biết quan tâm đến tập thể” nhằm giáo dục toàn diện để người học được rèn luyện và trở thành những công dân có mục đích sống, có lý tưởng, có ý thức kỷ luật, có trách nhiệm và tinh thần vì cộng đồng. Để việc triển khai giáo dục chương trình “03 nội dung đạo đức” đạt hiệu quả cao, các giảng viên lý luận chính trị (bao gồm cả giảng viên cơhữu và giảng viên thỉnh giảng) đã kết hợp cùng Nhà trường trong việc lồng ghép 03 nội dung đạo đức vào bài giảng và hoạt động trên lớp ở các môn Triết học Mác - Lênin; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phát biểu kết luận buổi khảo, đồng chí Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá rất cao việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW tại trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đồng chí nhấn mạnh cán bộ, đảng viên, con người, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng. Lãnh đạo Nhà trường cần phát huy vai trò của lực lượng cán bộ giảng viên để nhận diện những thách thức của công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời đại chuyển đổi số, chủ động tham mưu những giải pháp, chương trình cụ thể. Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, liên hệ thực tiễn truyền đạt cho người học. Tiếp tục đổi mới sáng tạo, đổi mới phương thức tuyên truyền, truyền cảm hứng cho người học; cụ thể hóa các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức chính trị trong cán bộ, giảng viên, viên chức, sinh viên thông qua các hoạt động, phong trào, chương trình. Quan tâm công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác triển khai, đánh giá mức độ hài lòng, mức độ tiếp thu, hiểu biết của người học. Có công cụ kiểm tra, đánh giá mức độ kết quả học tập của người học đối với học tập lý luận chính trị, học tập nghị quyết. Kết hợp giữa học tập lý luận chính trị với các hoạt động sinh hoạt học tập về nguồn, học tập truyền thống lịch sử…
Trong khuôn khổ buổi làm việc, Nhà Trường đã đưa Đoàn khảo sát tham quan cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2615 | lượt tải:596Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:1757 | lượt tải:146Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2021 | lượt tải:154Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2212 | lượt tải:251