Chiều ngày 13/5, tại trường Đại học Công nghệ TPHCM, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Mai Yến Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tham dự buổi làm việc cùng với Đoàn công tác có đồng chí Phạm Thanh Sơn, Phó Trưởng Phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM; đồng chí Đặng Thuỳ Khánh Vân, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối Đại học, Cao đẳng TP. Đại diện lãnh đạo Nhà trường có đồng chí Kiều Tuân, Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Hội Đồng trường; đồng chí Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Nhà trường.
Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Trường và đại diện các đơn vị, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị đã báo cáo với Đoàn khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Kết luận số 94-KL/TW; đánh giá việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chương trình học tập lý luận chính trị, đạo đức và giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân; đánh giá việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên lý luận chính trị, giáo dục công dân; những vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW.
Theo đó, trong thời gian qua Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên, có tầm quan trọng để nâng cao ý thức chính trị trong toàn Trường. Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao, và có tư tưởng chính trị, đạo đức tốt. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý và giảng dạy. Trường đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gồm 4 cơ sở đào tạo với tổng diện tích sàn xây dựng trên 100.000 m2, hơn 300 phòng học và hệ thống các phòng thực hành, thí nghiệm. Hệ thống phòng làm việc, phòng học, phòng chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Thư viện của Trường hiện đại, với nguồn học liệu phong phú, phòng đọc rộng thoáng, có sự kết nối với các nguồn tư liệu đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người học.
Hàng năm, Trường chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đáp ứng số lượng, đảm bảo chất lượng để giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị của Trường gồm 46 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng với 5 Phó giáo sư, 12 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, được phân thành 5 bộ môn: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tỷ lệ giảng viên lý luận chính trị có trình độ sau đại học và chứng chỉ giảng dạy đại học là 100%.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập cáchọc phầnlý luận chính trị tại Trường được thực hiện dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc giảng dạy các học phầnlý luận chính trị. Trong quá trình xây dựng, chỉnh sửa, điều chỉnh chương trình đào tạo của các ngành học, các học phần lý luận chính trị cũng được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Các quan điểm, chủ trương mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến các nội dung các học phần lý luận chính trị luôn luôn cập nhật mới theo từng năm học, từng học kỳ. Đến nay, ngoài phần nội dung giảng dạy trên cơ sở các giáo trình các học phần lý luận chính trị do Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành, Trường đã chỉ đạo biên soạn các tài liệu học tập nội bộ để giúp người học hệ thống hoá kiến thức một cách nhanh nhất.
Phòng Công tác Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên được giao
nhiệm vụ tăng cường các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao nhận thức thực tiễn song song với việc học lý luận chính trị trên lớp; phát động các phong trào thi đua học tập, rèn luyện trong sinh viên, phấn đấu theo tiêu chí Sinh viên 5 tốt giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, các đơn vị cũng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị; tổ chức và tham gia các hội thi của Thành phố như Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin “Tầm nhìn xuyên thế kỷ”, Hội thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin “Ánh sáng thời đại” do Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn tổ chức định kỳ hàng năm.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu về việc
thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, Trường đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các tài liệu học tập lý luận chính trị đã được tích cực số hóa theo hướng đa phương tiện; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống bài giảng điện tử và thiết kế bài tập, diễn đàn trao đổi sau mỗi nội dung bài học. Những buổi học trên lớp, giảng viên tiến hành giảng dạy theo hướng giải quyết vấn đề, cùng trao đổi và hệ thống kiến thức;chuyển hình thức từ thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, hát triển năng lực tiếp thu chính trị của sinh viên tốt hơn. Sinh viên tham gia học tập lý luận chính trị với thái độ tích cực, đánh giá cao về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Sinh viên được định hướng đúng đắn, phấn đấu học tập, rèn luyện theo tiêu chí phong trào Sinh viên 5 tốt; phấn đấu trở thành người Đảng viên cộng sản trẻ tuổi ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Từ năm 2015 đến nay, Đảng bộ Trường đã kết nạp được 465 Đảng viên mới (26 đảng viên là cán bộ - giảng viên - nhân viên, 439 đảng viên là sinh viên).
Trên cơ sở trao đổi thẳng thắn và nghiêm túc, các thành viên Đoàn khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối Đại học, Cao đẳng TP HCM đã đánh giá và đưa ra nhiều gợi mở, nhiều vấn đề và yêu cầu Nhà trường cần thực hiện để tiếp tục thực hiện tốt công tác đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Kết luận số 94-KL/TW. Mong muốn Nhà trường quan tâm xây chương trình, kế hoạch cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động, từ đó đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới học tập lý luận chính trị trong Nhà trường.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:144 | lượt tải:46Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3326 | lượt tải:730Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2304 | lượt tải:207Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2585 | lượt tải:205