Ngày 25/04/2024 trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tổ chức chương trình tham vấn tâm lý với chủ đề: “Sống khỏe mạnh, học hiệu quả: Học cách đối phó và vượt qua stress”. Đây cũng là một trong những chương trình giúp nhà trường đẩy mạnh các hoạt động phục vụ cộng đồng, công tác xã hội trong trường học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo thời gian gần đây. Chương trình nhằm đồng hành, chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp sinh viên vượt qua những vấn đề tâm lý căng thẳng, cách quản lý, kiểm soát stress trong cuộc sống và học tập, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên,
Chương trình với sự tham gia của thạc sĩ tâm lý học Trịnh Phương Thảo – giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, các thầy cô của Tổ Tham vấn tâm lý học đường trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng cán bộ, giảng viên và gần 500 sinh viên trong trường.
Chia sẻ với thầy cô, sinh viên, ThS. Đặng Kiên Cường – tổ trưởng Tổ tham vấn tâm lý cho biết: từ đầu năm 2024 đến nay, Tổ tham vấn tâm lý của trường đã tiếp nhận khoảng hơn 40 tình huống qua các kênh thông tin như email, điện thoại, trực tiếp liên hệ liên quan đến các vấn đề về tình yêu, tình bạn, sức khỏe sinh sản, bị stress dẫn đến các bệnh về tâm lý như mất tập trung, rối loạn lo âu, trầm cảm,… trong đó các em chia sẻ việc các em bị nhiều áp lực, căng thẳng trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
Tại chương trình, sinh viên đã nghe ThS. Trịnh Phương Thảo chia sẻ những thông tin hữu ích, giúp sinh viên hiểu được nguồn gốc các nỗi lo thông qua khái niệm về stress, hiểu biết về cơ chế phản ứng của cơ thể với stress, kỹ thuật quản lý stress, và phương pháp thực hành để xây dựng lối sống sống lành mạnh hơn.
Trong chương trình, có hơn 20 lo lắng, thắc mắc của sinh viên đã được chuyên gia gỡ rối, chia sẻ thông tin để thay đổi góc nhìn và hành vi phù hợp, từ đó có đời sống tích cực, khỏe mạnh, học tập hiệu quả. Khuyến khích sinh viên duy trì các thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và duy trì một giấc ngủ đủ và đều đặn. Các thói quen này có thể giúp cơ thể chống lại stress và tăng cường khả năng đối phó - ThS. Trịnh Phương Thảo chia sẻ.
Thực tế, có rất nhiều sinh viên có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, căng thẳng nhưng không dám chia sẻ với những người xung quanh và có xu hướng tự mình giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề trở nên trầm trọng hơn, có những sinh viên rơi vào trầm cảm, dẫn đến những hành động tiêu cực. Diễn giả cho biết, khi bị stress, sinh viên cần mạnh dạn tìm đến tổ tham vấn tâm lý học đường của trường để chia sẻ, giải tỏa cảm xúc và nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia, thầy cô trong trường. “Các bạn luôn nhớ rằng, các bạn không hề đơn độc trong hành trình trưởng thành và hoàn thiện bản thân” - ThS. Trịnh Phương Thảo nhắn nhủ thêm đến sinh viên.
Tác giả bài viết: Kiên Cường – Lệ Hằng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:82 | lượt tải:25Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3283 | lượt tải:715Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2266 | lượt tải:191Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2530 | lượt tải:192