Mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, toàn quân và dân ta với tinh thần góp công sức cùng Đảng, Chính phủ, ngành Y tế tích cực bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với tinh thần đó, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM phối hợp với Đảng ủy Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức Chương trình “ Giọt máu hồng vì Cộng đồng” nhằm kêu gọi cán bộ, đảng viên, sinh viên ra sức thi đua chào mừng đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ VI nhiệm kỳ 2020 – 2025 và đóng góp công sức mình cùng cả nước quyết tâm chiến thắng dịch COVID-19.
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp gắn liền với tinh thần và truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, nguồn máu đảm bảo cho điều trị người bệnh ngày càng giảm do dịch COVID có xu hướng lan rộng gây nhiều khó khăn trong việc kêu gọi huy động máu từ cộng đồng. Việc cho đi một phần tế bào cơ thể khiến nhiều người còn e ngại khi chưa hiểu hết những lợi ích của việc hiến máu.
Những lợi ích sức khoẻ không ngờ khi hiến máu
Việc hiến máu là hoàn toàn có ích đối với mỗi cơ thể người khỏe mạnh. Khi tham gia hiến máu bên cạnh việc được bác sĩ được thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện kịp thời nếu có bệnh, người hiến máu còn được xét nghiệm nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường của hồng cầu, xét nghiệm các bệnh lý truyền nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B,C, CMV,giang mai...Tất cả thông tin sẽ được thông báo bảo mật với người hiến máu.
Hiến máu sẽ giúp chức năng tạo máu của tủy xương hoạt động hiệu quả.Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho máu và các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
Trong các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt trong cơ thể con người. Đời sống hồng cầu là 90 ngày, sau thời gian trên hồng cầu trở nên già hóa và bị tiêu hủy, kèm theo giải phóng 1 lượng lớn sắt. Nếu chu trình chuyển hóa sắt không thuận lợi, sự ứ trệ chất sắt tại các nội tạng như tim, phổi, gan, thận... kích thích sự hình thành các gốc tự do gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường và làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Khi cho máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.
Trên tinh thần tương thân tương ái, một giọt máu cho đi không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn là niềm vui tinh thần to lớn cho chính bản thân người đi hiến máu. Sau khi hiến máu, cơ thể người hiến máu có thể có cảm giác mệt mỏi nhẹ.Tuy nhiên, chỉ cần nằm nghỉ, làm việc nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc, lượng máu sẽ nhanh chóng hồi phục.
Trên cơ sở những thông tin hữu ích về hoạt động hiến máu tình nguyện, thiết nghĩ rằng, mỗi chúng ta hãy nâng cao tinh thần xung kích vì cộng đồng, yên tâm tham gia khi đã hiểu rõ hơn nội dung này.Trong “cuộc chiến” phòng chống dịch COVID-19, để “không ai bị bỏ lại phía sau”, hãy đăng ký tham gia chương trình, diễn ra từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày 17 tháng 8 năm 2020 tại Phòng khám đa khoa Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả bài viết: BS. Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:86 | lượt tải:27Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3284 | lượt tải:716Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2267 | lượt tải:192Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2533 | lượt tải:193