Gần đây, ghi nhận không ngừng của sự phát triển kinh tế số, đặc biệt là đối với Việt Nam. Điều này đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý Việt Nam để đối mặt với những vấn đề mới phát sinh trong quan hệ kinh doanh thương mại trong nền kinh tế số. Với mục đích đó, vào lúc 8h00 ngày 10/8/2021, Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM đã quyết định tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý kinh tế số trong kinh doanh thương mại” bằng hình thức trực tuyến thông qua phần mềm Zoom và phát trực tiếp trên hai fanpage là Trường Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Quốc tế.
Hội thảo có sự tham gia của quý diễn giả, đại biểu, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ nhiều trường đại học; các luật sư từ các văn phòng trên cả nước; các đại diện của các doanh nghiệp. Hội thảo đã được hơn 300 người quan tâm và theo dõi suốt chương trình được phát trực tiếp trên fanpage.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo, Chủ trì Hội thảo chia sẻ rằng Hội thảo khoa học lần này là một sự kiện vô cùng quan trọng với Khoa Luật Quốc tế. Hội thảo cũng đón nhận sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các luật sư, học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau, các giảng viên tại các trường đại học. Lĩnh vực công nghệ đang ngành càng trở nên quan trọng với cuộc sống của mọi người, giao dịch trên mạng, sản phẩm công nghệ là những thứ không thể thiếu trong đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề pháp lý liên quan đến nền kinh tế số luôn là mối quan tâm của các chuyên gia ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan nhà nước.
Hội thảo “Hoàn thiện khung pháp lý kinh tế số trong kinh doanh thương mại” tập trung xoay quanh bốn vấn đề: Sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số; Giao dịch điện tử và hợp đồng trong nền kinh tế số; Tác động của pháp luật Sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế số; Khung pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo.
Mở đầu hội thảo là bài tham luận của nhóm tác giả ThS. Nguyễn Lê Hoài và ThS. Ngô Đình Thiện về “Khung pháp lý điều chỉnh mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới và định hướng của Việt Nam” do ThS. Ngô Đình Thiện – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế trình bày. Nhóm tác giả đã phân tích về nền kinh tế số và phân tích những thách thức Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận nền kinh tế số mới cũng như xây dựng pháp luật mới để điều chỉnh hoạt động công nghệ tài chính – một hoạt động chưa từng xuất hiện trên thị trường. Tiếp theo là bài tham luận về Mô hình kinh doanh “xe ôm công nghệ” và vấn đề quyền lợi của tài xế của NCS. ThS. Đinh Thị Chiến – Giảng viên Khoa Luật Dân sự và bài tham luận Các vấn đề pháp lý về Uber do nhóm tác giả LS. Nguyễn Việt Hà và LS. Trần Thanh Sơn đến từ LEXCOMM trình bày. Các tác giả về vấn đề này cho rằng khung pháp lý Việt Nam cần ghi nhận và điều chỉnh quan hệ lao động của các tài xế xe công nghệ, từ đó, nghiên cứu áp dụng linh hoạt một số quy định của pháp luật lao động nhằm hạn chế tình trạng bấp bênh của các tài xế.
Các bài tham luận “Các vấn đề pháp lý liên quan đến Cryptocurrency” – LS. Nguyễn Việt Hà, LS. Hoàng Lê Quân và “Công cụ smart contract – Những khía cạnh pháp lý trong ứng dụng” – ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy và TS. Nguyễn Thị Hoa đã làm rõ thêm về vấn đề giao dịch điện tử và hợp đồng trong nền kinh tế số hiện nay.
Bài tham luận của LS. Lê Thu Minh đến từ Công ty Luật Baker McKenzie về chủ đề “Bảo vệ thông tin cá nhân trong nền kinh tế số (digital economy)” giúp cho mọi người hiểu hơn về sự Tác động của pháp luật Sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế số. LS. Minh còn chia sẻ về việc bảo vệ thông tin cá nhân cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu phụ huynh hay những người khác có số báo danh, mã số của học sinh thì có thể dễ dàng tra cứu thông tin một cách công khai trên mạng của học sinh thì việc này đã xâm phạm dữ liệu, thông tin cá nhân của trẻ em.
Về vấn đề khung pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo, các tác giả ThS. Nguyễn Đào Phương Thúy và ThS. Lê Trần Quốc Công đã trình bày về cách xác định tư cách pháp lý của AI và trách nhiệm pháp lý dân sự liên quan đến xe tự hành (autonomous vehicles).
Hội thảo khoa học lần này là hội thảo đầu tiên ở Trường Đại học Luật TP.HCM và đầu tiên ở Việt Nam tổ chức về chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý kinh tế số trong kinh doanh thương mại”. Hội thảo đã phân tích về tiền ảo, smart contract, pháp luật Việt Nam liên quan đến các đối tượng này; về thông tin cá nhân trực tuyến – đây là vấn đề quan trọng mà Việt Nam và các nước trên thế giới đang vô cùng quan tâm; đồng thời, phân tích khía cạnh về trí tuệ nhân tạo mà đối với Việt Nam và các nước trên thế giới đều là vấn đề mới. Theo PGS.TS. Trần Việt Dũng thì vấn đề về trí tuệ nhân tạo sắp tới sẽ là vấn đề thường nhật và cần có cái nhìn một cách thấu đáo và chính xác về các quan hệ pháp luật.
Những chia sẻ rất tận tình, nhiệt tình của các diễn giả đã cho mọi người có cái nhìn cơ bản và vô cùng quý giá về các vấn đề, nội dung được nêu tại Hội thảo. Khoa Luật Quốc tế mong rằng trong thời gian tới, quý đại biểu, khách mời, diễn giả sẽ tiếp tục tham gia và đồng hành cùng Khoa, sẽ có nhiều ý kiến thêm nữa cho những chủ đề này.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2615 | lượt tải:596Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:1756 | lượt tải:146Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2021 | lượt tải:154Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2212 | lượt tải:251