Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật về Đại biểu dân cử ở Việt Nam

Thứ tư - 18/08/2021 19:02

Sáng ngày 18/08/2021, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Quy chế pháp lý của Đại biểu dân cử ở Việt Nam” theo hình thức trực tuyến thông qua phần mềm Zoom và trang fanpage Trường Đại học Luật TP.HCM.

Song song với sự tham dự từ phía các giảng viên của Nhà trường, buổi Hội thảo hân hạnh đón tiếp sự hiện diện của các quý diễn giả, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng Nhân dân, giảng viên đến từ các trường Đại học Kinh tế - Luật và Đại học Tài Nguyên – Môi trường, cùng nhiều chuyên gia pháp lý ngoài trường.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Nguyễn Văn Trí – Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa Luật Hành chính – Nhà nước cho biết Hội thảo sẽ được triển khai xoay quanh các mục tiêu sau: Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về đại biểu dân cử tại Việt Nam, làm rõ các vấn đề liên quan cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện; Đánh giá thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về đại biểu dân cử, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đại biểu dân cử ở Việt Nam.

1 Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học “Quy chế pháp lý của Đại biểu dân cử ở Việt Nam”
Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học “Quy chế pháp lý của Đại biểu dân cử ở Việt Nam”

Mở đầu phiên thảo luận đầu tiên với bài tham luận “Vai trò đại diện của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, ThS. Trần Thị Thu Hà chia sẻ rằng cơ chế đại diện trong bầu cử đại biểu Quốc hội tại Việt Nam là sự kết hợp giữa hình thức đại diện đồng dạng (đại biểu đại diện theo các cơ cấu, thành phần xã hội) và đại diện theo khu vực địa lý, trong đó nước ta đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh tính chất đại diện đồng dạng. Theo ThS. Trần Thị Thu Hà, quan niệm này đến nay không còn phù hợp với thực tiễn bầu cử tại Việt Nam.

3 ThS Trần Thị Thu Hà trong phần trình bày tham luận của mình
ThS. Trần Thị Thu Hà trong phần trình bày tham luận

Kết thúc bài tham luận, ThS. Trần Thị Thu Hà kiến nghị rằng Việt Nam nên lấy cơ chế đại diện theo khu vực địa lý làm tiêu chí căn bản, nhưng vẫn không hoàn toàn loại bỏ quan niệm về đại diện đồng dạng. Điều này vừa đảm bảo việc đại biểu dân cử chịu trách nhiệm với cử tri tại đơn vị bầu cử, vừa tiếp tục làm ổn định tính đại diện cho các nhóm yếu thế, đặc thù như đại biểu dân cử là phụ nữ, người dân tộc hoặc tôn giáo…

Liên quan đến thực trạng về tỷ lệ nữ đại biểu dân cử ở Việt Nam, ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên trong bài tham luận “Nâng cao tỷ lệ và chất lượng nữ đại biểu dân cử ở Việt Nam” nhấn mạnh rằng công tác vận động nữ đại biểu tham gia ứng cử đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên cũng lưu ý rằng việc triển khai chủ trương của Đảng, của Nhà nước về việc tăng số lượng nữ đại biểu Quốc hội còn nhiều hạn chế. Mặc dù khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định cần đảm bảo được ít nhất 35% số lượng đại biểu trong danh sách ứng cử Đại biểu Quốc hội chính thức là phụ nữ, nhưng trên thực tế nhiều tỉnh thành không đáp ứng được tỷ lệ nữ đại biểu tối thiểu mà không bị ràng buộc về mặt chế tài. Bên cạnh đó, bản thân nữ đại biểu dân cử trong quá trình ứng cử cũng như được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cũng gặp không ít khó khăn xuất phát từ nhiều định kiến xã hội về giới…

4 Ông Đào Mạnh Nghĩa Chủ tịch Sáng kiến DMN, Hội đồng SDGs và Quỹ DMN Foundation trình bày tham luận của mình
Ông Đào Mạnh Nghĩa - Chủ tịch Sáng kiến DMN, Hội đồng SDGs và Quỹ DMN Foundation trình bày tham luận

Trong phiên thảo luận này, các vị khách mời, diễn giả cũng bàn luận về hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Trong bài tham luận của mình, nhóm tác giả Nguyễn Mai Anh – Đào Mạnh Nghĩa cho biết nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn chưa thực sự chủ động nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; ngược lại, bản thân các cử tri sau khi bầu cử Đại biểu là không quan tâm sâu sát đến hoạt động của Đại biểu… Để lý giải cho thực trạng kể trên, nhóm tác giả một số nguyên nhân chủ yếu như sau: công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội còn nhiều khó khăn; các kỹ năng về diễn thuyết, thuyết phục của Đại biểu Quốc hội còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc Đại biểu Quốc hội bị động đối với các câu hỏi nhạy cảm của cử tri…

Sau phiên thảo luận đầu tiên, phiên thảo luận thứ hai xoay quanh việc thảo luận về một số quyền cụ thể của Đại biểu Quốc hội, cụ thể là quyền chất vấn, quyền lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và quyền miễn trừ.

6 ThS Phan Nguyễn Phương Thảo trình bày bài tham luận của mình
ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo trình bày bài tham luận

Đối với quyền chất vấn, tham luận “Quyền chất vấn – Công cụ thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của Đại biểu Quốc hội” của ThS. Phạm Thị Phương Thảo đã nêu bật vai trò quan trọng của quyền chất vấn với tư cách là một trong những hoạt động giám sát mà Hiến pháp và pháp luật trao quyền cho Đại biểu Quốc hội. Mặt khác, ThS. Phạm Thị Phương Thảo cũng lưu ý đến hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn. Hoạt động chất vấn cần liên kết với các hình thức giám sát khác để vạch rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Trong quá trình trình bày tham luận “Quyền lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của Đại biểu Quốc hội – Bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, ThS. Trương Thị Minh Thùy trình bày một cách chi tiết về quy định của pháp luật về quyền lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm cũng như thực trạng về việc Đại biểu Quốc hội thực thi quyền lực này. Cũng theo ThS. Trương Thị Minh Thùy, hệ quả Đại biểu Quốc hội xin từ chức nếu nhận đánh giá “tín nhiệm thấp” trên thực tế rất khó thực hiện, và hiện nay vẫn chưa có cơ sở nào để xác định hệ quả pháp lý với nhóm Đại biểu này.

Cuối cùng, từ kinh nghiệm áp dụng quyền miễn trừ cũng như quyền bất khả xâm phạm đối với nghị sĩ tại Vương quốc Anh, ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo cho rằng Việt Nam nên bổ sung bổ sung quyền miễn trừ trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Hiến pháp.  

Kết thúc Hội thảo, PGS.TS Đỗ Minh Khôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các vị khách mời cũng như thành viên của Ban tổ chức chương trình vì những đóng góp quý báu trong công tác tổ chức Hội thảo. PGS.TS Đỗ Minh Khôi cũng hy vọng rằng Khoa Hành chính – Nhà nước cùng Nhà trường có thể tiếp tục tổ chức Hội thảo, chương trình tập huấn về kỹ năng của Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Tác giả bài viết: Thu Hương – Đăng My

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dcsvn
dbhcm
vankiendang
tuyengiao vn
gia tri tu tuong ho chi minh la khong the phu nhan
90 NAM TG
gdtd
covid 19
Văn bản mới nhất

De cuong tuyen truyen

Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Lượt xem:144 | lượt tải:45

Số 25-HD/BTCTW

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:3325 | lượt tải:729

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:2302 | lượt tải:206

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:2583 | lượt tải:204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây