Dịch Covid – 19 bùng phát không chỉ tồn tại những nỗi lo về sức khỏe, nỗi lo về vấn đề việc làm còn là một trở ngại lớn mà các bạn phải đương đầu, gây hoang mang, bối rối và thậm chí là sợ hãi đối với sinh viên năm ba, năm tư đang sắp sửa bước vào đời. Trên thực tế, ngay cả khi không tồn tại đại dịch Covid-19, vấn đề học tập và việc làm vẫn luôn là một nỗi lo âu thường trực ở các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Covid-19 có xu hướng làm các bạn sinh viên gia tăng tình trạng lo lắng về việc làm theo chiều hướng nghiêm trọng và tiêu cực hơn.
Thấu hiểu nỗi lo âu đó, Trường Đại học Luật TP.HCM tiếp tục đồng hành cùng sinh viên qua Chương trình tư vấn tâm lý mùa dịch, với số thứ hai có chủ đề: “Sinh viên và việc làm thời Covid – 19”, phát sóng trực tiếp vào lúc 19h00 ngày 07/08/2021 thông qua phần mềm Zoom và Fanpage chính thức của Nhà trường.
Chương trình lần này có sự tham gia của TS. Võ Trung Tín – Giảng viên, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai - Môi trường tại Trường Đại học Luật TP.HCM với gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm việc với sinh viên; TS. Nguyễn Hữu Long – Trưởng khoa Lý luận và Khoa học Cơ sở, Phó Giám đốc Phân viện Miền Nam - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cùng sự dẫn dắt của MC, ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải – Giảng viên Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TP.HCM.
Trở ngại bắt nguồn từ Covid – 19
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều sinh viên sắp năm cuối phải đối mặt với việc học gián đoạn, gây ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp. Còn đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp, nỗi lo lắng trong việc khó khăn khi tìm kiếm việc làm trong khi bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động.
Theo TS. Võ Trung Tín, những nỗi lo âu trên xuất phát từ nhiều lý do, từ khách quan như: cạnh tranh trong thị trường lao động khi các đơn vị tuyển dụng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn đối với ứng cử viên, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm tham gia phỏng vấn. Đồng thời, những nỗi lo còn đến từ các trở ngại do Covid – 19 gây ra, chẳng hạn như: lo sợ không thể tốt nghiệp đúng dự kiến và thị trường lao động bị thu hẹp do các doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng. Riêng đối với vấn đề tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM đã có sự chuẩn bị chu đáo nhằm thúc đẩy tiến độ tốt nghiệp được diễn ra đúng hạn, điều này đã cho thấy sự nỗ lực đáng trân trọng của Nhà trường trong việc bảo đảm quyền lợi cho sinh viên.
TS. Nguyễn Hữu Long cho rằng trên thực tế, ngay cả khi không tồn tại đại dịch Covid-19, vấn đề học tập và việc làm vẫn luôn là một nỗi lo âu thường trực của sinh viên năm cuối. Mối lo này thường xảy ra trong hai trường hợp:
-Thứ nhất, bởi vì các bạn quá để tâm đến câu chuyện tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân, mà bản năng con người khi đứng trước lựa chọn quan trọng sẽ luôn có tâm trạng bồn chồn và lo lắng;
- Thứ hai, các bạn thả lỏng quá đà, đợi đến trượt khỏi guồng quay chung, bạn bè xung quanh đều đã tìm được việc làm thì mình mới sốt sắng và sợ hãi trước áp lực gần kề.
Thông qua đó, TS. Nguyễn Hữu Long có đưa ra ba lời khuyên dành cho các bạn sinh viên: Một là, đừng đặt nặng vào suy nghĩ sau khi ra trường có tìm được công việc thích hợp hay không, chỉ cần chúng ta có năng lực thì cánh cửa việc làm luôn rộng mở. Hai là, cố gắng thực hiện theo chủ trương của Nhà trường để tốt nghiệp đúng hạn, luôn duy trì trạng thái sẵn sàng. Và cuối cùng là chọn lựa kỹ lưỡng, tự tin ứng tuyển vào đơn vị mà mình hứng thú, tâm đắc và dự định gắn bó những “bước chân đầu đời”.
Thích nghi, trưởng thành trong nghịch cảnh
Bên cạnh những khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm, dịch bệnh bùng nổ còn khiến sinh viên gặp rất nhiều trở ngại trong việc thích nghi với môi trường mới, khi mà các doanh nghiệp hầu hết đều chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến tại nhà. TS. Võ Trung Tín nhấn mạnh rằngcác bạn sinh viên hoàn toàn có thể lật ngược tình thế, biến trở ngại thành cơ hội, đầu tiên là phải bỏ qua các mối bận tâm vô ích, thay vào đó nên dành thời gian đầu tư kiến thức và hoàn thiện bản thân trong thời gian giãn cách xã hội.
TS. Nguyễn Hữu Long thể hiện đồng tình với quan điểm “Trở ngại đối với người này, đôi khi lại là cơ hội dành cho người khác”. Đối với sinh viên mới ra trường, không nên quá cầu toàn về lương bổng, vị trí mà hãy cứ nhiệt huyệt dấn thân trước đã, kết quả không sớm thì muộn cũng sẽ tới với các bạn.
Nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao
Nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đó là có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng (tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác) và có thái độ (tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc).
Bàn về vấn đề này, TS. Võ Trung Tín đã chia sẻ bài viết “10 điều về dân học Luật” của mình, trong đó đề cập đến một số vấn đề đặc trưng mà bất kỳ sinh viên Luật nào cũng từng mắc phải như xuất phát điểm chọn học Luật không thật sự vì đam mê; lo ngại vấn đề học thuộc lòng; phương pháp học thiếu tính chuyên sâu hoặc thiếu bao quát; vận dụng thực tiễn vào cách học; tâm lý lười đọc, lười tiếp thu những thông tin mang tính thời sự; hạn chế về trình độ ngoại ngữ; việc ngại nói, đặc biệt là khi đứng trước đám đông… Chỉ khi khắc phục được những điểm hạn chế này, các bạn sinh viên mới có thể trở thành một nhân lực pháp lý chất lượng cao và đạt được thành công trên con đường học vấn cũng như sự nghiệp.
Chương trình tư vấn mùa dịch số thứ hai đã mang đến cho sinh viên góc nhìn thực tế, khách quan hơn đối với vấn đề tốt nghiệp và công việc trong mùa dịch, từ đó TS. Nguyễn Hữu Long thể hiện đồng tình với quan điểm “Trở ngại đối với người này, đôi khi lại là cơ hội dành cho người khác”.à một trong vô vàn “phép thử” cuộc đời, chọn lựa cúi đầu cam chịu hay chủ động đương đầu cốt vẫn dựa vào bản thân mỗi người chúng ta.
Tác giả bài viết: Kiều My – Bảo Ngọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Lượt xem:144 | lượt tải:46Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3325 | lượt tải:729Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2302 | lượt tải:206Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2583 | lượt tải:204