HỘI THẢO TRỰC TUYẾN "PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI"

Thứ tư - 28/07/2021 10:15
HỘI THẢO TRỰC TUYẾN "PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI"

Hiện nay, hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em có thể diễn ra khắp mọi nơi, từ tiếp xúc cơ thể cá nhân đến thông qua môi trường mạng, song việc phòng ngừa loại tội phạm này trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Nhằm tạo diễn đàn trao đổi và thảo luận các vấn đề pháp lý liên quan, vào ngày 26/7/2021, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi” qua hình thức trực tuyến Zoom và Livestream trên Facebook của Nhà trường.

Khởi đầu hội thảo, TS. Lê Nguyên Thanh – Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM, Trưởng ban chuyên môn Hội thảo đã giới thiệu khái quát các vấn đề về “Phòng ngừa các Tội xâm phạm tình dục ở trẻ em hiện nay”, bao gồm: Cơ chế phòng ngừa; Khái quát thực trạng phòng ngừa và Các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phậm tình dục trẻ em phổ biến. Đồng thời, TS. Lê Nguyên Thanh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức người dân thông qua Quy tắc “Năm ngón tay” về năm nhóm đối tượng được tiếp xúc với trẻ em ở các mức độ khác nhau.

1 1
Quy tắc “Năm ngón tay” về tuyên truyền kỹ năng phòng ngừa xâm phậm tình dục trẻ em được trình bày tại Hội thảo

So sánh dưới góc độ các quy định pháp lý của quốc tế, ThS. Trần Kim Chi - Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết, các quy định pháp luật về tuổi và chế tài phạt của pháp luật hình sự Việt Nam cần được cân nhắc và tiếp thu từ các văn kiện pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Cụ thể, hiện nay độ tuổi “trẻ em” của pháp luật hình sự Việt Nam là dưới 16 tuổi, trong khi theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) 1989 là dưới 18 tuổi.

Về vấn đề này, TS. Lê Huỳnh Tấn Duy – Trưởng bộ môn Luật Tố tụng hình sự, Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng dưới góc độ lập pháp, việc sửa đổi tuổi “trẻ em” sẽ dẫn đến thay đổi hàng loạt về các nhóm đối tượng liên quan (trẻ em, trẻ vị thành niên,…) do đó có nhiều lý do để vẫn chưa thể thực hiện hoàn toàn. Bên cạnh đó, về thủ tục giải quyết vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi, TS. Lê Huỳnh Tấn Duy nhấn mạnh, những tổn thuơng mà nạn nhân phải gánh chịu lần nữa trong giai đoạn tố tụng, đi tìm sự thật cũng là tổn thương của nền tư pháp. Do đó, cần phải có sự cân nhắc trong đề xuất gia tăng và siết chặt các quy định tố tụng về xâm phạm tình dục trẻ em.

1 2
Các hội thảo trực tuyến luôn có sự tham gia theo dõi, tương tác rất lớn từ người dùng mạng xã hội

Đào sâu hơn về các nguyên nhân và điều kiện sản sinh tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, TS. Phạm Thái - Phó Trưởng khoa Luật Hình sự cho rằng chính áp lực, sự tự ti và lệch lạc trong tâm lý bài trừ xã hội là một trong những nguyên tố tác động đến việc hình thành tội phạm. Lại nhìn nhận thêm, vòng xoáy nạn nhân lại trở thành người phạm tội cũng là một vấn đề cần được quan tâm và siết chặt.

Ngoài ra, một số vấn đề thực tế và nhức nhối khác cũng được bàn luận hết sức sôi nổi như: Các thực trạng tư tưởng “Friend with benefits”, “Sugar daddy-Sugar baby” của một bộ phận người trong xã hội hiện nay; Định kiến xã hội về giới tính của nạn nhân xâm hại tình dục; Cách hiểu pháp lý về thuật ngữ “trẻ em” và “người dưới 16 tuổi”;…

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Trưởng khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP. HCM, Trưởng ban tổ chức cho biết, Hội thảo được diễn ra với 9 tham luận cùng sự tham gia thảo luận sôi nổi về các vấn đề như: Về phòng ngừa xâm phậm tình dục trẻ em tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân, điều kiện về các tội phạm trên; Về các khung pháp lý quốc tế về xâm phậm tình dục trẻ em và sự đối chiếu, so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo nên cơ sở góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia... Các trao đổi học thuật của các diễn giả, chuyên gia trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm sẽ được ban tổ chức đúc kết và phát triển nội dung thành sách tham khảo để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và góp phần cao nhận thức pháp luật của người dân về xâm hại tình dục trẻ em – một hiện tượng xã hội nhức nhối và còn nhiều bất cập trong công tác giải quyết.

Các hội thảo khoa học theo hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom và Livestream trên Facebook của Nhà trường được Trường Đại học Luật TP. HCM coi là giải pháp hiệu quả đề thích nghi đối với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, bên cạnh việc tăng cường tổ chức các hội thảo thì Nhà trường cũng tổ chức cho sinh viên bảo vệ khóa luận và thi vấn đáp theo hình thức trực tuyến.

Tác giả bài viết: Khánh Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dcsvn
dbhcm
vankiendang
tuyengiao vn
gia tri tu tuong ho chi minh la khong the phu nhan
90 NAM TG
gdtd
covid 19
Văn bản mới nhất

De cuong tuyen truyen

Đề cương tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Lượt xem:83 | lượt tải:25

Số 25-HD/BTCTW

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:3283 | lượt tải:715

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:2266 | lượt tải:191

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:2531 | lượt tải:192
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây