Tối 24/09/2021, Chương trình tập huấn trực tuyến chủ đề “Chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho giảng viên, sinh viên trong mùa dịch COVID-19” năm 2021 do Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối ĐH-CĐ TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức đã thu hút sự quan tâm tham dõi của đông đảo quý thầy cô và các bạn sinh viên HUTECH.
Tham dự chương trình, có sự hiện diện của Đ/c Đặng Thùy Khánh Vân – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối ĐH-CĐ TP.HCM; TS Kiều Tuân – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Đồng trường; TS. Nguyễn Xuân Hoàng Việt – Phó Hiệu Trưởng Nhà Trường; đồng chí Nguyễn Công Mậu – Phó Bí thư Đảng ủy trường; TS.BS. Nguyễn Nam Hà – Trưởng Đơn vị Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;ThS.BS. Trần Thị Hoa Vi - Trưởng Đơn vị Đào tạo Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cùng thầy cô và các bạn sinh viên theo dõi trên các nền tảng Google MEET và Livestream trên các Fanpage của Nhà trường.
Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Công Mậu – Phó Bí thư Đảng ủy nhà trường chia sẻ trước tình hình dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp và để lại những hậu quả hết sức nặng nề như hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người chưa nhiễm bệnh và người đã nhiễm bệnh, đang là F0 tại gia đình là điều mà rất nhiều người quan tâm.Hiểu được tâm lý và nguyện vọng đó, Trường tổ chức Chương trình tập huấn trực tuyến chủ đề “Chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho giảng viên, sinh viên trong mùa dịch COVID-19” năm 2021. Mong muốn chươgn trình sẽ có nhiều nội dung bổ ích về các biện pháp dự phòng truyền nhiễm, cách phân biệt bệnh COVID-19; phương pháp phòng, chống sự xâm nhập của virus biến thể Delta; Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả đối với các đối tượng F0 và đối tượng chưa nhiễm bệnh…Đặc biệt là làm thế nào để chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần trong mùa dịch để thầy cô và các bạn sinh viêncủa trường công tác và học tập thật tốt.
TS.BS. Nguyễn Nam Hà – Trưởng Đơn vị Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạchkhởi động nội dung trình bày “Một số biện pháp dự phòng truyền nhiễm bệnh Covid-19” bằng việc trình chiếu và đặt tên cho các bức ảnh bệnh nhân số 91 – phi công người Anh đã được chữa trị khỏi bệnh nhưng vẫn phải tập vật lý trị liệu để hồi phục sức khỏe với tên gọi “Sự nặng nề của Covid-19” và truyền tải thông điệp “Xin đừng chủ quan với Covid-19”. Theo đó, bộ nguyên tắc phòng bệnh theo thông điệp 5K đã được bác sĩ phân tích khá sâu, trong đó còn lồng ghép hướng dẫn cách phân biệt các loại khẩu trang, cách đeo khẩu trang, cách rửa tay, ho đúng cách. Đặc biệt, phần trọng tâm xoay quanh các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, trường học, cơ sở và các biện pháp phòng bệnh, chống lây nhiễm bệnh đã được bác sĩ chia tách và đề cập kỹ lưỡng tại chương trình.
Bác sĩ Nam Hà cũng đặc biệt nhấn mạnh, từ 70-80% dân số được tiêm ngừa thì sẽ giúp cho Covid-19 ở cộng đồng đó không còn là đại dịch và với kháng thể được dần dần tạo thành sau tiêm vắc xin không có nghĩa là chúng ta sẽ không bị nhiễm bệnh, vẫn có khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên không bị chuyển nặng nếu chẳng may trở thành F0.
Tiếp nối chương trình, ThS.BS. Trần Thị Hoa Vi - Trưởng Đơn vị Đào tạo Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạchhướng dẫn nội dung “Theo dõi chăm sóc F0 tại nhà”. Đối với phần trình bày này, bác sĩ Hoa Vi đã dẫn dắt khán giả của chương trình đi từ khái niệm thế nào được xác định là F0, những đặc điểm lâm sàng của F0 và nhấn mạnh cần nắm rõ ngày khởi phát bệnh vì sẽ liên quan đến chu kỳ diễn tiến của bệnh đi từ nhẹ (sốt, ho, mệt mỏi, đau cơ, chán ăn) đến nặng (tăng đông, sốc, ARDS, suy đa tạng), các yếu tố nguy cơ đối với F0. Trong đó, bác sĩ cũng hướng dẫn F0 nào được cách ly, theo dõi tại nhà.
Bác sĩ Hoa Vi cũng lưu ý, quý thầy cô và các bạn sinh viên tránh làm theo các bài thuốc dân gian thiếu sự kiểm định khoa học đồng thời chỉ đọc các thông tin chính thống từ Bộ y tế, các cơ quan truyền thông chính thống nhằm tránh bị hoang mang về tâm lý. Việc tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh để tăng cường miễn dịch và giữ một tinh thần lạc quan sẽ giúp người bệnh đạt khả năng chiến thắng bệnh cao hơn. Dịp này, bác sĩ cũng đề cập đến việc tập thở, dù đây là hoạt động tự thân của mỗi người nhưng đứng trước những nguy cơ của đại dịch COVID thì tập thở là phương pháp điều trị ban đầu quan trọng nhằm tránh tình trạng xẹp tuyến nang. Dịp này, Bác sĩ cũng đã hướng dẫn quý thầy cô và các bạn sinh viên cách thở chúm môi, thở cơ hoành giúp cải thiện tình trạng khó thở.
Chương trình cũng giành thời lượng 15 phút để giải đáp các thắc mắc của quý thầy cô và các bạn sinh viên. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe bản thân khi đi xét nghiệm? Trong nhà có F0 và sống cùng trẻ nhỏ, biện pháp nào hữu hiệu để chống lây nhiễm chéo? Làm thế nào để giảm lây nhiễm chéo ở khu cách ly? Nên động viên tinh thần F0 như thế nào? là một số trong nhiều câu hỏi hay đã được hai báo cáo viên tiếp nhận và giải đáp đầy đủ ngay trên sóng chương trình.
Có thể nói, thông qua chương trình thiết thực lần này, mỗi cá nhân quý thầy cô, các bạn sinh viên HUTECH đã được củng cố hơn nữa các kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch cùng tâm lý sẵn sàng cho “trạng thái bình thường mới” – sống chung với Covid-19, dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 10 tới đây.
Tác giả bài viết: Khánh Huy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3174 | lượt tải:680Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2213 | lượt tải:179Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2483 | lượt tải:182Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2677 | lượt tải:275