Tôi là một giảng viên bình thường. Khoa Ngoại ngữ của tôi còn nhiều đồng chí giỏi chuyên môn và tận tụy với công việc của Khoa và Trường Đại học Sài Gòn có rất nhiều đồng chí tuyệt vời hơn tôi nhiều lần. So với Bác tôi chỉ là giọt nước và Bác là đại dương mênh mông. Suốt đời tôi luôn nguyện noi theo gương Bác và đại dương bao la của Bác đã và đang cuốn tôi theo đến những bến bờ mới lạ.
Tôi xin kể lại ba câu chuyện bản thân tôi đã tận mắt chứng kiến và tận tai nghe và tôi tin chắc các đồng chí có nghe và có biết, nhưng chưa nghe hết tất cả về Bác. Chính những câu chuyện này góp vào những câu chuyện qua sách báo đã giúp cho tôi luôn phấn đấu, học tập và làm theo lời Bác.
Năm 2002, tôi may mắn được trường cũ của tôi cho đi Bắc trong chuyến tham quan 19 ngày. Và sự may mắn nhất của đời tôi là được thăm ngôi nhà nơi Bác đã sống qua thời niên thiếu.
Rất kính yêu Bác từ thuở nhỏ, nên đối với tôi mọi thứ nơi quê nhà của Bác đều gợi nên lòng tò mò nơi tôi. Dẫn vào nhà Bác là lối đi nhỏ có trồng hoa râm bụt. Trước nhà có mãnh vườn nhỏ. Tôi ngạc nhiên, khi không thấy cây cảnh hoặc vườn hoa, thay vào đó là những luống khoai lang bình dị. Tôi đã hỏi cô hướng dẫn thuyết minh vấn đề này. Cô bảo tôi rằng chính Bác đã dặn mọi người chỉ được trồng khoai lang ở mãnh sân nhỏ này. Lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của nhân dân, Bác bảo trồng hoa thì tạo ra cảnh quan đẹp thật, nhưng nếu trồng khoai lang, chẳng những có hoa khoai lang mà còn thu được củ khoai cho người và dây khoai lang cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quả thật lòng Bác quá bao la!
Vào trong nhà, tôi đứng lặng đi trước ảnh chụp phóng to bức thư của Bác. Tôi đã quen với nét chữ này, nhưng lần này, tôi đọc mà mắt tôi cay cay. Tôi len lén dấu đi ánh mắt vì sợ bị đồng nghiệp và khách tham quan cười. Lời trong thư của Bác gửi cho người cậu ruột. Đại ý Bác xin người cậu tha thứ cho Bác vì đã về nước bao năm rồi và Hà Nội chỉ cách Nghệ An có vài trăm cây số, nhưng Bác không về thăm quê, thăm cậu được. Bác xin cậu hiểu, giờ đây Bác là người (đầy tớ) của nhân dân, chứ không còn là người con của gia đình nữa. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến đất nước đến nhân dân và đặt quyền lợi của nhân dân lên trên quyền lợi của gia đình.
Tôi đã hỏi cô thuyết minh và biết từ lúc Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, đến năm 1941 Bác về Bắc Bó và năm 1945 về Hà Nội, đến năm 1969 Bác mất. Trong khoảng thời gia mấy chục năm này, Bác chỉ về thăm lại quê hai lần. Mỗi lần về thăm quê, Bác chỉ mang về gói trà để pha trà mời các cụ, các bác, bà con dùng và gói kẹo để chia cho mỗi cháu một chiếc. Ngẫm nghĩ lại bản thân mình, mỗi lần về quê thăm nhà, dù là giảng viên bình thường, vợ chồng tôi vẫn gom góp nhiều quà về cho thân nhân gia đình. So với Bác tôi quả là quá nhỏ bé và tầm thường!
Dù tôi có những thành công gì đi chăng nữa, so với Bác luôn là giọt nước trong đại dương bao la. Tôi nguyện với Bác một điều: tôi luôn phấn đấu và học tập đạo đức và làm theo gương Bác, để khi gặp Bác ở thế giới bên kia, tôi có thể xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, như tôi đã thệ nguyền cách đây 45 năm khi tôi là cậu học sinh được kết nạp vào Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tác giả bài viết: Trương Văn Ánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:3177 | lượt tải:680Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Lượt xem:2216 | lượt tải:179Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị
Lượt xem:2486 | lượt tải:182Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)
Lượt xem:2680 | lượt tải:275