Trường Đại học Luật TP.HCM: Xây dựng chiến lược phát triển và khẳng định vị thế là cơ sở pháp lý trọng điểm

Thứ tư - 30/03/2022 16:35

Sáng ngày 30/3/2022, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Chiến lược phát triển Nhà trường đến 2030, tầm nhìn đến 2045” và Lễ Khánh thành Phòng Truyền thống của Nhà trường, là công trình nhằm lưu giữ và tôn vinh các giá trị qua 46 năm truyền thống và 26 năm ngày mang tên trường Đại học Luật TP.HCM.

Các sự kiện có sự góp mặt của Tập thể lãnh đạo Nhà trường, các cán bộ chủ chốt, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên cao cấp và giảng viên chính, cựu cán bộ, giảng viên của Trường. Bên cạnh đó, Nhà trường còn vinh dự đón tiếp các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc và đại diện của các đơn vị sử dụng lao động trong các ngành nghề đến tham dự Tọa đàm.

1 Tập thể lãnh đạo nhà trường, đồng thời là chủ tọa Tọa đàm “Chiến lược phát triển Nhà trường đến 2030, tầm nhìn đến 2045”
Tập thể lãnh đạo nhà trường, đồng thời là chủ tọa Tọa đàm “Chiến lược phát triển Nhà trường đến 2030, tầm nhìn đến 2045

Phát biểu khai mạc buổi lễ, PGS.TS. Trần Hoàng Hải – Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM đã ôn lại truyền thống 46 năm truyền thống và 26 năm ngày mang trên Trường Đại học Luật TP.HCM, bằng nỗ lực không ngừng của các thế hệ Thầy Cô giáo và sinh viên, Nhà trường đã không ngừng phát triển và có được vị thế như hiện nay – là 1 trong 2 trường trọng điểm về đào tạo Luật của cả nước.

Trong giai đoạn tới, Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Việc lấy ý kiến thảo luận của các thầy cô giáo, cựu học viên, sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động hướng đến hoàn thiện Đề án, từ đó xây dựng Nhà trường đáp ứng với sứ mệnh là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; là trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập.

Quyền Hiệu trưởng Trần Hoàng Hải cũng bày tỏ lòng tri ân đối với sự quan tâm sâu sắc của các vị khách quý cho buổi lễ khánh thành Phòng Truyền thống Nhà trường. Theo PGS.TS. Trần Hoàng Hải, việc xây dựng và tái hiện lại Phòng Truyền thống Trường Đại học TP.HCM không chỉ nhằm mục đích lưu trữ các tư liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử phát triển của Nhà trường, mà còn mang ý nghĩa quan trọng đối với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên sinh viên, học viên đã làm việc, học tập, gắn bó với ngôi trường này. Đồng thời ông Hải cũng gửi lời cảm ơn ông Hồ Huy – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh, đồng thời là cựu sinh viên của trường, đã tài trợ cho việc xây dựng Phòng Truyền thống Trường Đại học Luật TP.HCM.

Cùng với việc hỗ trợ xây dựng Phòng Truyền thống Trường Đại học Luật TP.HCM, Tập đoàn Mai Linh luôn là đơn vị tiên phong hỗ trợ các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp và truyền thống của Nhà trường. Sự quan tâm, giúp đỡ của Công ty là một nguồn động lực lớn để Nhà trường phát triển các dự án ý nghĩa, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp.

6 Đại diện lãnh đạo Nhà trường cùng các vị khách mời thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Phòng truyền thống
Đại diện lãnh đạo Nhà trường cùng các vị khách mời thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Phòng truyền thống

Sau khi khánh thành, Phòng Truyền thống Trường Đại học Luật TP.HCM sẽ tiếp tục thu thập thêm các tư liệu, hiện vật về quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường. Vì lẽ đó, Nhà trường rất mong nhận được sự hợp tác của các cựu sinh viên cùng đội ngũ giảng viên về hưu nhằm nâng cao chất lượng cho Phòng Truyền thống Trường Đại học Luật TP.HCM – ông Trần Hoàng Hải cho biết.

Tại Tọa đàm “Chiến lược phát triển Nhà trường đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, Tập thể lãnh đạo Nhà trường cùng các chuyên gia, khách mời trong và ngoài trường đã tiến hành thảo luận, lấy ý kiến đóng góp để phát triển Đề án chiến lược phát triển. Trên thực tế, nhân lực chất lượng cao hiện nay trong nước còn khan hiếm, nhất là các luật sư Việt Nam tham gia tranh tụng tại các tòa án quốc tế. Theo Dự thảo, đến năm 2030, Trường Đại học Luật TP.HCM sẽ đẩy mạnh phát triển chất lượng giảng dạy, nghiên cứu pháp luật; tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, ý tưởng khởi nghiệp; đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường đạt 600 người với tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 50%, ít nhất 20% giảng viên trình độ tiến sĩ có chức danh giáo sư, phó giáo sư; tối thiểu 50% giảng viên có thể giảng dạy, nghiên cứu trình hội thảo, trao đổi học thuật trực tiếp bằng tiếng nước ngoài; 100% đội ngũ viên chức quản lý, giảng viên, chuyên viên có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 

Tác giả bài viết: Khánh Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dcsvn
dbhcm
vankiendang
tuyengiao vn
gia tri tu tuong ho chi minh la khong the phu nhan
90 NAM TG
gdtd
covid 19
Văn bản mới nhất

Số 25-HD/BTCTW

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:3174 | lượt tải:680

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:2213 | lượt tải:179

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:2483 | lượt tải:182

Đề cương tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022)

Lượt xem:2677 | lượt tải:275
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây